LỊCH SỬ

LỊCH SỬ CÂY CÀ PHÊ Ở SƠN LA

Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, người Pháp đưa cà phê vào trồng tại Sơn La và một số tỉnh phía Bắc, nơi đây trở thành khu vực sản xuất cà phê Arabica cung cấp nguyên liệu quan trọng cho ngành cà phê tại Pháp vào thời điểm đó.

Ở phía Bắc, khí hậu lạnh do chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, cùng với lượng mưa lớn và mùa khô không rõ rệt. Đây cũng là những lợi thế giúp cho cà phê Arabica sinh trưởng và phát triển. Chính vì thế nơi đây cũng đã hình thành nên những vùng cà phê có hương vị rất tuyệt có thể kể đến như ở huyện Yên Bình, thuộc tỉnh Yên Bái.

Còn vùng Tây Bắc, không thể nhắc đến tỉnh Sơn La. Sơn La với hệ thống núi non trùng điệp được bao quanh bởi các bồn địa, các cao nguyên.

Cà phê Arabica Sơn La được trồng trên các sườn dốc dưới chân dãy núi thấp hoặc trên các đồi nông với độ cao từ 900m đến 1200m. Vùng trồng cà phê Sơn La có vị trí tương tụ vùng Minas Gerais của Brasil. Khí hậu Sơn La mưa nhiều, lạnh. Cây cà phê Arabica ở đây sinh trưởng tốt cho chất lượng cao. Sơn La là tỉnh trồng cà phê Arabica lớn thứ 2 của Việt Nam chỉ sau tỉnh Lâm Đồng.

Đặc biệt là cà phê Chiềng Ban, Sinh Ban( Sơn La). Tuy cây cà phê không được trồng ở vùng đất đỏ bazan và không nằm ở độ cao lý tưởng như các tỉnh Tây Nguyên, song ở Sơn La có những loại đất trong nhóm đất đỏ vàng thích hợp với cây cà phê như Fk, Fv, Fs… Đồng thời nằm ở vĩ độ khá cao về phía Bắc (20039’ – 22002’ vĩ độ Bắc) nên không phải tưới nước, tuy nhiên cây cà phê Arabica vẫn có sức sống rất mãnh liệt.

Trải qua năm tháng, nhiều cây vài chục năm tuổi, thân to, tán rộng mà hạt cà phê thì có hương vị không hề thua kém so với giống cây mà người Pháp đã trồng ở Lâm Đồng được biết đến từ những năm 30 của thế kỷ trước.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN


CÀ PHÊ VỢT - NÉT ĐẸP TRUYỀN THỐNG CỦA SÀI GÒN XƯA

LỊCH SỬ CÀ PHÊ VIỆT NAM

PHẦN HỒN TRONG VĂN HÓA CÀ PHÊ VIỆT

LỊCH SỬ RANG CÀ PHÊ

LỊCH SỬ CỦA BÌNH CHEMEX

NGUỒN GỐC CÀ PHÊ BOURBON

LỊCH SỬ CÂY CÀ PHÊ Ở SƠN LA

LỊCH SỬ CÀ PHÊ KHE SANH